Cao huyết áp là một bệnh lý tim mạch diễn ra âm thầm, không có triệu chứng gì. Đó là lý do vì sao nó được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”. Trong nội dung sau đây hãy cùng Sawo Việt Nam tìm hiểu về cao huyết áp và giải đáp cho câu hỏi: Người cao huyết áp có nên xông hơi không?
1. Cao huyết áp là gì?
Cao huyết áp là bệnh lý mà tình trạng áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao, gây ra nhiều áp lực cho tim. Khi huyết áp cao kéo dài, nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Đột quỵ: Máu đông hoặc vỡ mạch máu não, cản trở lưu thông máu lên não.
- Bệnh tim: Suy tim, nhồi máu cơ tim.
- Bệnh thận: Suy thận.
- Mù mắt: Tổn thương võng mạc do tổn thương mạch máu.
- Tăng nguy cơ tử vong: Do các biến chứng tim mạch, đột quỵ, suy thận.
Huyết áp thấp | Huyết áp bình thường | Huyết áp cao | |
Huyết áp tâm thu | Dưới 100 mmHg | Dưới 120 mmHg | từ 140 mmHg trở lên |
Huyết áp tâm trương | Dưới 60 mmHg | Dưới 80 mmHg | từ 90 mmHg trở lên |
2. Những dấu hiệu của người cao huyết áp
Với nhiều người cảm thấy sức khỏe của bản thân không có điều gì phải lo lắng thì cũng không nên bỏ qua những cảnh báo về các dấu hiệu của cao huyết áp. Bởi chúng thường dễ dàng bị nhầm lẫn với những triệu chứng của các căn bệnh khác.
- Đau đầu: Đây là một trong những triệu chứng phổ biến của cao huyết áp, thường xuất hiện ở vùng thái dương hoặc sau đầu.
- Chóng mặt và hoa mắt: Cảm giác chóng mặt, mờ mắt, hoặc thậm chí là có cảm giác hoa mắt khi đứng dậy nhanh từ tư thế nằm hoặc ngồi.
- Đau tim hoặc nhịp tim không đều: Những cảm giác này có thể liên quan đến áp lực máu cao đang gây ra tác động lên hệ tim mạch.
- Đau đốt sống cổ: Một số người có thể cảm thấy đau ở vùng cổ, điều này có thể do các mạch máu tại đây bị ảnh hưởng.
- Mệt mỏi và căng thẳng: Cảm giác mệt mỏi không lường trước, kể cả sau khi vừa thực hiện những công việc nhẹ nhàng.
- Tiểu buốt hoặc ngoài ý muốn: Điều này có thể là dấu hiệu một số bệnh liên quan đến huyết áp cao
Sức khỏe của con người luôn là tài sản quý giá nhất, vì vậy đừng nên ngó lơ, thiếu trách nhiệm với bản thân. Nếu bạn cảm thấy những dấu hiệu trên xuất hiện với tần suất nhiều lần hoặc bất thường hãy quan sát kỹ lưỡng và kiểm tra sức khỏe bởi các chuyên y tế ngay.
3. Người bị cao huyết áp cần lưu ý những vấn đề gì trong cuộc sống?
Để kiểm soát tốt huyết áp và giảm nguy cơ biến chứng, người bệnh cao huyết áp cần lưu ý những vấn đề sau:
• Chế độ ăn uống: Hạn chế muối
Những người cao huyết áp cần hạn chế muối bởi muối có vai trò giữ nước trong cơ thể. Nếu tiêu thụ quá nhiều muối thì lượng nước trong cơ thể cũng tăng lên làm tăng áp lực trong mạch máu và dẫn đến tăng huyết áp.
• Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày
Tập thể dục thường dẫn đến giảm mỡ cơ thể, đặc biệt là mỡ xung quanh các cơ tim và mạch máu. Việc giảm mỡ này giúp cải thiện khả năng hoạt động của tim và mạch, từ đó giảm áp lực lên huyết áp.
• Giảm cân
khi bạn tăng cân, cơ thể phải làm việc nặng hơn để cung cấp máu cho tất cả các mô và cơ quan. Điều này dẫn đến áp lực lớn hơn lên hệ tuần hoàn.
• Bỏ hút thuốc lá
Hút thuốc lá góp phần vào việc tăng huyết áp bằng cách làm co thắt các mạch máu và tăng tốc độ nhịp tim. Các chất hóa học trong thuốc lá có thể làm co thắt các mạch máu, làm giảm lưu lượng máu và tăng áp lực trong hệ tuần hoàn.
• Hạn chế uống rượu bia
Rượu bia chứa cồn, và tiêu thụ quá mức có thể gây ra tác động tiêu cực lên hệ tim mạch. Cồn có thể làm tăng huyết áp, đặc biệt khi tiêu thụ nhiều. Điều này có thể xảy ra do cồn làm co thắt các mạch máu, làm tăng huyết áp tạm thời.
• Quản lý căng thẳng
Căng thẳng có thể gây ra các phản ứng về mặt sinh lý như tăng nhịp tim và tăng huyết áp tạm thời. Đối với những người có cao huyết áp, những biến động này có thể làm gia tăng nguy cơ đột quỵ và cơn đau tim. Những người có cao huyết áp thường cần duy trì mức huyết áp ổn định và đúng mức, và căng thẳng có thể làm gián đoạn quá trình này.
• Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hạ huyết áp cho bệnh nhân. Người bị cao huyết áp cần tuân thủ để thuốc đạt hiệu quả cao nhất.
4. Người cao huyết áp có nên xông hơi không?
Xông hơi là liệu pháp sử dụng nhiệt độ cao, thường là dưới dạng hơi nước hoặc nhiệt khô, để thúc đẩy quá trình toát mồ hôi của cơ thể. Quá trình này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm:
- Giải độc cơ thể: Khi toát mồ hôi, cơ thể đào thải độc tố qua da, giúp cải thiện sức khỏe tổng thể.
- Thư giãn cơ bắp: Nhiệt độ cao giúp làm giãn cơ bắp, giảm căng thẳng và đau nhức.
- Cải thiện lưu thông máu: Xông hơi giúp tăng cường lưu thông máu, mang lại nhiều oxy và chất dinh dưỡng cho các tế bào.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Xông hơi có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
- Làm đẹp da: Xông hơi giúp mở rộng lỗ chân lông, loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa, giúp da sáng mịn và khỏe mạnh hơn.
- Giảm stress: Xông hơi có thể giúp giảm căng thẳng, lo âu và cải thiện tâm trạng.
Tìm hiểu chi tiết về những lợi ích của xông hơi qua bài viết: Xông Hơi Có Tác Dụng Gì? 7 Lợi Ích Của Xông Hơi Với Sức Khỏe
Mặc dù xông hơi đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện xông hơi. Vậy những người cao huyết áp có nên xông hơi không?
Khi tiếp xúc với hơi nóng trong quá trình xông hơi, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách giãn nở các mạch máu giúp cải thiện lưu thông máu trong cơ thể. Nhưng xông hơi có thể ảnh hưởng đến huyết áp theo 2 chiều hướng:
- Giảm huyết áp: Nhiệt độ cao trong phòng xông hơi có thể làm giãn nở mạch máu, giúp giảm huyết áp.
- Tăng huyết áp: Xông hơi quá lâu hoặc quá nóng có thể làm mất nước, dẫn đến tăng huyết áp.
Do đó, Sawo Việt Nam khuyên bạn: người bị cao huyết áp cần hết sức thận trọng khi xông hơi. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi xông hơi và thực hiện đúng cách để đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, bạn có thắc mắc rằng người bị huyết áp thấp có nên xông hơi không?
5. Lưu ý khi xông hơi cho người bị cao huyết áp:
- Thời gian xông hơi: Không nên xông hơi quá 15 phút mỗi lần.
- Nhiệt độ xông hơi: Nên xông hơi ở nhiệt độ vừa phải, không quá nóng.
- Bù nước: Uống nhiều nước trước, trong và sau khi xông hơi để tránh mất nước.
- Theo dõi huyết áp: Nên đo huyết áp trước và sau khi xông hơi để theo dõi tình trạng sức khỏe.
- Tránh xông hơi khi đang có các triệu chứng cao huyết áp: Như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn.
Bên cạnh người cao huyết áp thì cũng có rất nhiều trường hợp cần cẩn thận trọng quá trình xông hơi, tìm hiểu thêm qua bài viết: Ai không nên xông hơi? Tác hại của việc lạm dụng xông hơi
6. Bài tập rèn luyện cho người bị cao huyết áp
Tập thể dục thường xuyên là một phần quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp. Các bài tập phù hợp cho người bị cao huyết áp bao gồm:
- Đi bộ: Đi bộ là bài tập đơn giản và dễ thực hiện nhất. Nên đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần.
- Chạy bộ: Chạy bộ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm huyết áp. Nên chạy bộ từ 30 đến 60 phút mỗi ngày, 3-4 ngày mỗi tuần.
- Bơi lội: Bơi lội là bài tập toàn thân giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ và cao huyết áp. Nên bơi lội từ 30 đến 45 phút mỗi ngày, 3-4 ngày mỗi tuần.
- Yoga: Yoga giúp thư giãn cơ bắp và giảm căng thẳng, từ đó giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn. Nên tập yoga từ 30 đến 60 phút mỗi ngày, 3-4 ngày mỗi tuần.
Lưu ý khi tập thể dục cho người bị cao huyết áp:
- Khởi động kỹ trước khi tập: Khởi động giúp làm nóng cơ thể và giảm nguy cơ chấn thương.
- Tập luyện vừa sức: Không nên tập luyện quá sức, đặc biệt là khi mới bắt đầu.
- Theo dõi huyết áp: Nên đo huyết áp trước và sau khi tập luyện để theo dõi tình trạng sức khỏe.
- Ngưng tập luyện nếu cảm thấy mệt mỏi hoặc khó chịu
Qua đây Sawo Việt Nam đã giải đáp được câu hỏi: người cao huyết áp có nên xông hơi không? Người cao huyết áp cần cẩn trọng trước khi muốn tiến hành xông hơi, nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ có chuyên môn. Bên cạnh đó người bị cao huyết áp cần có một phương pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện và cân nhắc thận trọng khi sử dụng các phương pháp điều trị bổ sung như xông hơi. Việc thực hiện đúng cách và dưới sự giám sát của chuyên gia y tế sẽ giúp bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm từ cao huyết áp.