Trẻ em có xông hơi được không? 5+ Lưu ý Khi Xông Hơi Cho Trẻ

Với những ai làm mẹ đều hiểu rằng chăm sóc trẻ nhỏ không hề dễ dàng, luôn cần phải xem xét điều gì tốt cho con. Do vậy, Sawo Việt Nam nhận được nhiều câu hỏi về vấn đề trẻ em có xông hơi được không? Và ngay sau đây Sawo Việt Nam sẽ giải đáp nên hay không để trẻ xông hơi và độ tuổi thích hợp để trẻ em xông hơi.

1. Trẻ em có nên xông hơi không?

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy xông hơi rất tốt cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị một số bệnh như:

Lợi ích của xông hơi cho trẻ em
Lợi ích của xông hơi cho trẻ em
  • Giảm nghẹt mũi: Mỗi trường xông hơi ướt có hơi nóng và độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi giúp làm loãng chất nhầy và thông tắc nghẽn đường thở của trẻ.
  • Giảm căng thẳng: Tình trạng áp lực trong học tập ở trẻ nhỏ đang có xu hướng gia tăng, bậc cha mẹ có thể lựa chọn xông hơi để các em có khoảng thời gian thư giãn tinh thần.
  • Ngủ ngon hơn: Khi cơ thể được thư giãn sẽ mang lại một giấc ngủ ngon cho trẻ.
  • Kháng khuẩn: Nhiều loại tinh dầu có hoạt chất kháng khuẩn hiệu quả, và bạn có thể lựa chọn loại tinh dầu phù hợp để kết hợp với xông hơi.

Đối với trẻ nhỏ, bạn hoàn toàn có thể để trẻ xông hơi tuy nhiên trẻ dưới 8 tuổi không được phép xông hơi.

Trẻ em có xông hơi được không
Trẻ em có xông hơi được không

Lý giải cho việc này, các bác sĩ cũng như các nghiên cứu nhận định rằng cơ thể của trẻ lúc này (dưới 8 tuổi) chưa phát triển hoàn toàn. Niêm mạc hay phổi của trẻ vẫn còn yếu nên khi xông hơi (bao gồm xông hơi với tinh dầu) dễ kích ứng với nhiệt độ cao và thành phần của tinh dầu.

Cùng Sawo Việt Nam tìm hiểu việc xông hơi cho trẻ nhỏ dưới 8 tuổi có thể gây ra những ảnh hưởng như thế nào:

  • Bỏng da: Da của trẻ rất nhạy cảm và mỏng manh, trong khi đó, nhiệt độ của phòng xông hơi đạt hiệu quả sẽ dao động từ 35 – 50 độ nên rất dễ gây bỏng da cho trẻ
  • Khó thở: Hơi nóng kết hợp tinh dầu có thể gây kích ứng đường hô hấp và ảnh hưởng đến phổi của trẻ
  • Ảnh hưởng thị giác: Hơi nước và một số hoạt chất dễ dàng tiếp xúc với giác mạc của trẻ
  • Dễ dàng lây truyền mầm bệnh: Máy xông hơi không được vệ sinh kỹ có thể lây truyền một số mầm bệnh từ người lớn sang trẻ nhỏ, đặc biệt là những phòng xông hơi công cộng.

2. Những phương pháp điều trị thay thế xông hơi cho trẻ em

Mặc dù xông hơi mang lại những lợi ích như giảm đau, hỗ trợ điều trị cảm, viêm xoang,…. Nhưng các mẹ không nên áp dụng phương pháp xông hơi cho trẻ em (dưới 8 tuổi) mà hãy lắng nghe lời khuyên của bác sĩ khi điều trị bệnh cho trẻ và để trẻ phát triển toàn diện một cách khoa học.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP HCM) đã chia sẻ rằng bạn không nên quá lo lắng khi con hay sổ mũi vặt. Hệ thống niêm mạc trong mũi có cơ chế tự thích nghi và làm sạch khi mầm bệnh tấn công. Lúc này nên điều trị dứt căn bệnh chính thì tình trạng sổ mũi cũng hết dần.

Bên cạnh đó, bạn có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mũi cho bé, làm giảm cảm giác khó chịu. Nếu tình trạng xảy ra quá thường xuyên bạn nên đưa trẻ đi khám để kiểm tra sức khỏe, không nên tự ý điều trị tại nhà.

trẻ em có xông hơi được không
Có nên cho trẻ em xông hơi không

3. Tìm hiểu 5 lưu ý khi xông hơi cho trẻ em trên 8 tuổi

  • Kiểm tra nhiệt độ: Nhiệt độ phòng xông hơi thích hợp nhất cho trẻ là từ 30 – 38 độ C, nhiệt độ này thấp hơn so với người lớn.
  • Theo dõi thời gian xông hơi của trẻ: Trẻ em chỉ nên xông hơi tối đa 10 phút mỗi lần, nếu trong tình trạng sau khi vận động mạnh hay đang sốt thì không nên để trẻ xông hơi
  • Quan sát trẻ: Không để trẻ xông hơi một mình mà cần có người lớn theo dõi nhằm kịp thời xử lý khi trẻ thấy khó chịu.
  • Bổ sung nước: Chuẩn bị sẵn nước uống cho trẻ để bổ sung sau khi xông hơi.
  • Vệ sinh: Nếu gia đình có phòng xông hơi cần vệ sinh sạch sẽ máy xông hơi và không gian trong phòng tránh để vi khuẩn sinh sôi.

4. Phương pháp xông hơi thích hợp cho trẻ

Nhắc đến xông hơi, chắc hẳn nhiều người sẽ phân vân giữa hai phương pháp là xông hơi ướt và xông hơi khô, mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng. Với trẻ nhỏ, bạn nên lựa chọn phương pháp xông hơi ướt vì xông hơi ướt có độ ẩm cao, lên đến 95% sẽ làm loãng chất nhầy và thông thoáng đường thở cho trẻ, tạo cảm giác thoải mái hơn. Một điều quan trọng khác là xông hơi ướt có nhiệt độ vừa phải, thấp hơn so với xông hơi khô.

Hiện nay nhiều nghiên cứu chứng minh rằng một số loại tinh dầu có khả năng kháng khuẩn rất tốt cho sức khỏe, tham khảo ngay: Top 5+ loại tinh dầu xông hơi tốt

Là bậc cha mẹ ai cũng sẽ lo lắng và lựa chọn phương án tốt nhất cho con, nhưng bạn cũng nên tìm hiểu kỹ các thông tin để tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng. Cũng như khi bàn về vấn đề trẻ em có xông hơi được không? Sawo Việt Nam đã phân tích về việc trẻ em có thể xông hơi nhưng chỉ khi cơ thể phát triển khỏe mạnh (thường trên 8 tuổi là trẻ phát triển ổn định)

Trước sự quan tâm chăm sóc đúng đắn và khoa học của cha mẹ nhất định trẻ sẽ phát triển khỏe mạnh.