Bị Cảm Sốt Có Nên Xông Hơi Không? 5 Lưu Ý Đặc Biệt Ít Ai Biết

Khi bệnh cảm sốt khiến cơ thể mệt mỏi và khó chịu, nhiều người thường áp dụng phương pháp xông hơi để giải cảm và phục hồi sức khỏe.Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hoài nghi về tính an toàn khi sử dụng phương pháp giải cảm này. Hãy cùng Sawo Việt Nam tìm hiểu công dụng của xông hơi và giải đáp thắc mắc bị cảm sốt có nên xông hơi không, cũng như các cách xông hơi với một số bài thuốc tốt xông hơi trị cảm hiệu quả nhé!

Công dụng của việc xông hơi

Xông hơi là một phương pháp truyền thống tồn tại từ xa xưa, được biết đến với khả năng làm giảm nhiệt độ cơ thể. Phương pháp này sử dụng hơi nước nóng để mở rộng lỗ chân lông, giúp cơ thể giảm nhiệt độ qua quá trình toát mồ hôi, loại bỏ độc tố và giảm cảm.

Xông hơi có công dụng làm giảm nhiệt độ cơ thể hiệu quả
Xông hơi có công dụng làm giảm nhiệt độ cơ thể hiệu quả

Xông hơi được biết đến với khả năng cải thiện chức năng hô hấp, giảm tắc nghẽn, cải thiện lưu thông máu, giảm huyết áp, giảm căng thẳng, đốt cháy calo và tăng hệ miễn dịch cho cơ thể.

Phương pháp này không chỉ chăm sóc sức khỏe hiệu quả mà còn được áp dụng trong nhiều tình trạng bệnh lý như: cảm mạo, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, mày đay, viêm da, dị ứng,…

Cảm mạo có triệu chứng gì?

Cảm mạo (cảm cúm) chia ra làm hai thể bệnh: Cảm mạo phong hàn và cảm mạo phong nhiệt.

  • Cảm mạo phong hàn: Có hiện tượng sốt, sợ gió, sợ lạnh, miệng không khát, ho có đờm trong, hơi loãng, rêu lưỡi trắng, mạch phù, tiểu trong dài, không đổ mồ hôi, cơ thể nhức mỏi.
  • Cảm mạo phong nhiệt: Có triệu chứng sốt cao, sợ gió, không sợ lạnh, miệng khát, đờm đặc vàng, rêu lưỡi vàng mỏng, tiểu tiện ít, nước tiểu vàng, phát hãn (đổ mồ hôi), đau nhức khớp xương.

Khi bị cảm sốt có nên xông hơi không?

Xông hơi được xem là phương pháp phổ biến trong việc giảm các triệu chứng cảm sốt. Tuy nhiên, việc ứng dụng phương pháp xông hơi trong điều trị cảm cúm cũng gây ra không ít thắc mắc về hiệu quả và tính an toàn của chúng. Chính vì vậy, nhiều người đã đặt ra câu hỏi liệu bị cảm sốt có nên xông hơi không.

Khi cảm cúm, nhiệt độ cơ thể thường tăng lên và dẫn đến các triệu chứng như sốt, đau đầu, đau họng, khó thở. Xông hơi với các loại tinh dầu và lá cây thảo dược có khả năng làm thông thoáng các đường dẫn mũi, mắt, tai và xoang. Từ đó có thể giảm đau và giảm các triệu chứng như chóng mặt, khó thở. Cho nên sau khi xông hơi, người bệnh thường cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

Bị cảm sốt có nên xông hơi không
Bị cảm sốt có nên xông hơi không

Vậy “Bị cảm sốt có nên xông hơi không?” Đáp án là việc xông hơi chỉ nên áp dụng đối với các trường hợp cảm sốt nhẹ thông thường. Những người đang bị sốt cao, sốt phát ban, sốt do virus hay sốt xuất huyết thì không nên sử dụng phương pháp xông hơi.

Bên cạnh những lợi ích sức khỏe, phương pháp xông hơi cũng tìm ẩn nhiều nguy cơ gây hại nếu thực hiện không đúng cách. Bởi khi xông hơi, cơ thể sẽ mất nước và các chất khoáng dẫn đến tình trạng suy nhược. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi cơ thể đang yếu do mệt mỏi, suy nhược, không thể chịu được nhiệt độ cao, từ đó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như ngất xỉu và ảnh hưởng đến tính mạng.

Đối tượng nào không được xông hơi?

Sau đây là những đối tượng không nên sử dụng phương pháp xông hơi:

  • Những người đang bị sốt cao, sốt xuất huyết hoặc trải qua tình trạng mất nước do tiêu chảy thì xông hơi không những không có hiệu quả mà còn có thể làm mất nước, gây suy nhược và mệt mỏi.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt.
  • Những người mắc các bệnh về da không nên sử dụng phương pháp xông hơi.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Những người bị cao huyết áp hoặc có chỉ số huyết áp không ổn định, việc sử dụng phương pháp xông hơi rất nguy hiểm.
  • Những ai đang cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn hoặc đang hồi phục sau một thời gian dài bị bệnh.

Cách xông hơi trị cảm cúm an toàn hiện nay

Sau khi đã có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi: Bị cảm sốt có nên xông hơi không? Sawo Việt Nam sẽ gợi ý cho bạn cách thực hiện xông hơi trị cảm cúm an toàn và hiệu quả nhất hiện nay. Hiện nay, có hai phương pháp xông hơi phổ biến là xông hơi khô và xông hơi ướt.

Xông hơi khô và xông hơi ướt là hai cách xông hơi hạ sốt an toàn và hiệu quả hiện nay
Xông hơi khô và xông hơi ướt là hai cách xông hơi hạ sốt an toàn và hiệu quả hiện nay

Xông hơi khô

Xông hơi khô là phương pháp giải nhiệt dựa trên nhiệt độ của đá xông, bằng cách tạo ra một môi trường khô (với độ ẩm duy trì dưới 10%) và áp dụng nhiệt độ cao để giúp loại bỏ vi rút gây cảm sốt. Đồng thời, xông hơi khô cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch và kích thích cơ thể phục hồi nhanh chóng.

Xông hơi ướt

Xông hơi ướt là phương pháp sử dụng hơi nước nóng được tạo ra từ máy xông hơi, sau đó tỏa ra không gian kín để tạo sức nóng và độ ẩm. Qua đó, bạn có thể dùng hơi nóng để giải độc cơ thể, giải cảm, kích thích tuyến mồ hôi hiệu quả. Hình thức này rất phù hợp cho những người đang mắc cảm cúm, tắc nghẽn mũi hoặc sổ mũi. Bởi khi kết hợp với tinh dầu đặc trị, nó sẽ mở rộng các mạch máu và đường hô hấp, giúp chúng ta hít thở dễ dàng hơn.

Một số bài thuốc tốt giúp xông hơi hạ sốt

Hầu hết các phương pháp xông hơi nhằm hỗ trợ giảm sốt và cảm cúm thường sử dụng các loại thảo dược có tính nhiệt như: lá hương nhu, lá tía tô, vỏ bưởi, chanh, sả…

Những bài thuốc thảo dược này thường có khả năng sát khuẩn cao và rất tốt cho đường hô hấp, giúp hạ sốt và giảm đau một cách hiệu quả. Mùi thơm của các loại thảo dược tự nhiên thường rất dễ chịu, chúng kích thích khứu giác và giúp tinh thần chúng ta thoải mái hơn.

Thảo dược tự nhiên là bài thuốc xông hơi hạ sốt hiệu quả
Thảo dược tự nhiên là bài thuốc xông hơi hạ sốt hiệu quả

Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu như mệt mỏi, đau cổ, sốt nhẹ, đau nhức cơ hoặc rát họng thì việc xông hơi có thể hỗ trợ giảm những triệu chứng này. Sau đây là một số gợi ý về các bài thuốc thảo dược xông hơi dành cho những tình trạng bệnh như sau:

  • Đối với người có triệu chứng nhiệt: nên sử dụng xông hơi với các loại lá như cúc tần, lá bạc hà, lá dâu hoặc hương nhu.
  • Đối với người cảm lạnh: nên sử dụng xông hơi với các loại lá kinh giới, lá tía tô hoặc gừng vàng.
  • Đối với người cảm hàn: nên sử dụng xông hơi với lá sả, vỏ bưởi hoặc lá bưởi, lá khuynh diệp, ngải cứu.
  • Đối với người bị cảm mạo không đổ mồ hôi: có thể sử dụng xông hơi với gừng tươi, vỏ bưởi, lá chanh, lá tre, lá tía tô hoặc lá kinh giới…

Lưu ý, nếu chúng ta thêm một chút muối hạt vào nước xông sẽ mang lại hiệu quả trị cảm tốt hơn. Tất cả các loại thảo dược đều dễ tìm và khi đun nóng thường có mùi hương nhẹ nhàng dễ chịu. Chúng đều có tác dụng sát khuẩn, giảm sốt, giải cảm và loại bỏ độc tố từ bên trong cơ thể một cách hiệu quả.

Khi cơ thể bị sốt nhẹ, chúng ta có thể kết hợp phương pháp xông hơi với các loại tinh dầu như: tinh dầu chanh, tinh dầu quế, bạc hà, tinh dầu chanh sả,… hoặc sử dụng thêm các loại lá thảo dược từ thiên nhiên để giúp sát khuẩn và giảm sốt nhanh chóng.

Các bước xông hơi giải cảm

Để phương pháp xông hơi đạt được hiệu quả tối đa, bạn có thể kết hợp các loại lá lại với nhau khi xông hơi giải cảm. Cách dùng như sau:

Đầu tiên, bạn hãy chuẩn bị sẵn các nguyên liệu thảo dược cần thiết, đặt chúng vào nồi, sau đó đổ nước vào sao cho lá vừa ngập và tiến hành đun sôi. Đối với các loại lá chứa tinh dầu, bạn nên thêm một ít nước sau khi đã đun sôi và đậy kín nắp, tiếp tục đun sôi lại trong khoảng thời gian 10-15 phút.

Khi nước đã sôi, người bệnh nên tìm một căn phòng kín, ít gió, phủ kín chăn và mở nắp nồi để xông hơi. Thời gian xông hơi từ 10 đến 15 phút tùy thuộc vào sức khỏe của mỗi người. Nhiệt độ xông hơi nên cao hơn nhiệt độ cơ thể khoảng 7-8 độ và không nên kéo dài quá 30 phút.

Tham khảo chi tiết các bước xông hơi giải cảm
Tham khảo chi tiết các bước xông hơi giải cảm

Sau khi kết thúc quá trình xông hơi, bạn hãy lau mồ hôi thật sạch bằng khăn và uống ngay một ly nước ấm hoặc sử dụng nước xông hơi pha với nước ấm để lau rửa cơ thể. Ngoài phương pháp xông hơi truyền thống tại nhà, bạn có thể tham khảo một số thiết bị xông hơi Sawo hoặc lắp đặt phòng xông hơi hiện đại để tận hưởng sự tiện lợi, sang trọng và tiết kiệm thời gian hơn nhé.

5 Lưu ý khi xông hơi giải cảm

Để đạt được hiệu quả cao nhất khi xông hơi, bạn hãy ghi nhớ 5 lưu ý quan trọng sau:

  • Vệ sinh trước và sau khi xông hơi: Trước khi bắt đầu xông hơi, bạn nên tắm và làm sạch cơ thể, đảm bảo không có bụi bẩn hoặc vi khuẩn vào phòng xông. Sau khi kết thúc xông hơi, bạn lau khô cơ thể thay vì tắm để giúp cho lỗ chân lông mở rộng và mồ hôi được thoát ra ngoài.
  • Điều chỉnh nhiệt độ: Khi nấu nước để xông, bạn điều chỉnh nhiệt độ sao cho không quá cao so với nhiệt độ cơ thể, thường là chênh lệch từ 7-8 độ C. Điều này sẽ giúp tránh được tình trạng bỏng và đảm bảo an toàn trong quá trình xông hơi.
Các lưu ý để xông hơi giải cảm đạt được hiệu quả cao nhất
Các lưu ý để xông hơi giải cảm đạt được hiệu quả cao nhất
  • Thời gian xông hơi: Bạn có thể sẽ bị mất nước do tiết nhiều mồ hôi nếu xông hơi quá 15 phút, vì vậy bạn chỉ nên xông hơi trong một thời gian vừa phải, tối đa là khoảng 30 phút.
  • Bổ sung nước sau khi xông hơi: Do xông hơi làm cơ thể mất nước, nên bạn cần bổ sung nước bằng cách uống nước ấm, tránh uống nước lạnh vì có thể làm mất cân bằng nhiệt độ trong cơ thể.
  • Không lạm dụng xông hơi: Mặc dù xông hơi là một phương pháp tự nhiên giúp giảm triệu chứng cảm cúm, nhưng chúng ta không nên lạm dụng. Việc xông quá thường xuyên có thể dẫn đến mất nước và làm mất điện giải cần thiết cho cơ thể.

Hy vọng qua bài viết bị cảm sốt có nên xông hơi không và 5 lưu ý đặc biệt khi xông hơi của Máy xông hơi Sawo đã cung cấp các thông tin hữu ích về công dụng của xông hơi, cách xông hơi với một số bài thuốc giúp trị cảm sốt. Từ đó bạn có thể áp dụng phương pháp xông hơi để giải cảm một cách hiệu quả.