Sau Khi Xông Hơi Nên Làm Gì? 7 Điều Quan Trọng Cần Lưu Ý

Từ lâu, phương pháp xông hơi đã trở thành một trải nghiệm thư giãn với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Phương pháp này không chỉ có tác dụng làm đẹp mà còn thanh lọc cơ thể, cải thiện tuần hoàn máu và thư giãn tinh thần. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc rằng “Sau khi xông hơi nên làm gì?” Hãy cùng Sawo Việt Nam giải đáp câu hỏi, đồng thời tìm hiểu về công dụng của xông hơi và một số điều cần tránh trước – trong và sau khi xông hơi qua bài viết dưới đây nhé.

Một số công dụng của việc xông hơi

Phương pháp xông hơi mang lại nhiều công dụng đáng kể cho cả sức khỏe và làn da. Cụ thể như sau:

  • Cải thiện tim mạch: Nhiệt độ trong phòng xông hơi tăng cao khiến nhịp tim tăng lên. Điều này cải thiện lưu lượng máu và nhịp tim, giúp hệ thống tim mạch hoạt động tốt hơn.
  • Hỗ trợ giảm đau xương khớp: Nhờ tác động của hơi nóng trực tiếp lên các mô, khớp và mạch máu dưới da, các mạch máu giãn nở. Từ đó, việc co giãn cơ và khớp trở nên dễ dàng hơn, giúp giảm các triệu chứng đau nhức hiệu quả.
Một số công dụng của việc xông hơi
Một số công dụng của việc xông hơi
  • Giảm cân, đốt cháy mỡ thừa: Cơ thể nóng lên kích thích quá trình tản nhiệt, đốt cháy mỡ thừa ở vùng bụng, dưới cánh tay và bắp đùi, giúp giảm cân và mang lại cơ thể săn chắc.
  • Làm sạch da, trị mụn: Khi nhiệt độ tăng, lỗ chân lông giãn nở sẽ đẩy các cặn bẩn sâu bên dưới da ra ngoài qua tuyến mồ hôi. Việc loại bỏ chất bẩn giúp da mịn màng và giảm mụn.
  • Giải tỏa căng thẳng, xả stress: Hơi nóng làm giãn nở các mạch máu dưới da, máu lưu thông đến não tốt hơn, giúp huyết áp ổn định, tạo cảm giác thư giãn và loại bỏ căng thẳng.
  • Giải cảm: Hơi nóng cũng có thể kích thích việc mở rộng các mạch máu ngoại vi, thúc đẩy sự lưu thông máu và kích thích tuyến mồ hôi để loại bỏ các độc tố từ cơ thể. Các loại bệnh như hàn, thấp, phong có thể được loại bỏ ra khỏi cơ thể thông qua việc tiết mồ hôi, từ đó giúp giải cảm và phục hồi sức khỏe.

Sau khi xông hơi nên làm gì? 7 lưu ý quan trọng

Sau khi đã tìm hiểu về những lợi ích của xông hơi, tiếp theo bạn hãy ghi nhớ 7 lưu ý quan trọng sau khi xông hơi xong nên làm gì để thực hiện xông hơi hiệu quả và an toàn, tránh gây hại cho sức khoẻ của bạn:

Sau khi xông hơi nên làm gì? 7 lưu ý quan trọng
Sau khi xông hơi nên làm gì? 7 lưu ý quan trọng

Ngồi nghỉ ngơi tại nơi kín gió

Giai đoạn đầu tiên của quá trình phục hồi sau khi ra khỏi phòng xông hơi là phải giảm tiết mồ hôi và hạ nhiệt cơ thể. Tuy nhiên, bạn không nên ngồi trước quạt hoặc ở nơi có gió để làm khô cơ thể, bởi vì cơ thể sẽ không có đủ thời gian để hạ nhiệt, rất dễ dẫn đến sốc, cảm và ốm. Thay vào đó, bạn nên ngồi nghỉ ngơi ở nơi kín gió là tốt nhất. Thời gian ngồi nghỉ ngơi nên kéo dài ít nhất từ 15 – 30 phút.

Lau khô cơ thể

Sau khi xông hơi, bạn hãy sử dụng khăn đã chuẩn bị từ trước để lau khô mồ hôi và các chất thải trên cơ thể. Do nhiệt độ cao khiến các lỗ chân lông giãn nở tối đa, việc lau khô cần được thực hiện nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương cho da. Tốt nhất nên lựa chọn các loại khăn bông có độ mềm mại và thấm hút tốt.

Thay quần áo rộng rãi

Sau xông hơi, bạn nên thay quần áo đã ướt bằng quần áo khô, rộng rãi, thoải mái và thoáng khí giúp hạn chế đổ mồ hôi thêm sau đó. Ưu tiên quần áo có khả năng thấm hút mồ hôi tốt như quần áo làm bằng chất liệu từ cotton. Tránh dùng chất liệu dễ hấp thụ nhiệt như vải lanh hoặc sợi tổng hợp, quần áo bó sát khiến mồ hôi bị giữ lại trong lỗ chân lông, tăng nguy cơ mụn, nhiễm độc da.

Bổ sung đủ nước và đồ ăn nhẹ

Việc cơ thể đổ mồ hôi, nhịp tim đập nhanh và lưu thông máu liên tục khi xông hơi sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, cơ thể mất nước và kiệt sức. Vì vậy, sau khi ra khỏi phòng xông hơi, bạn nên bổ sung đủ nước và một chút đồ ăn nhẹ.

Bạn nên bổ sung đủ nước và một chút đồ ăn nhẹ sau khi xông hơi xong
Bạn nên bổ sung đủ nước và một chút đồ ăn nhẹ sau khi xông hơi xong

Chất điện giải trong nước giúp điều chỉnh hoạt động của hệ thần kinh và sự co cơ. Mặt khác, chúng góp phần cân bằng nồng độ pH và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hydrat hóa. Bạn có thể uống các loại nước như: nước khoáng, nước tinh khiết, nước trái cây, nước dừa, trà thảo mộc hoặc nước điện giải. Tuy nhiên, bạn không nên uống một ngụm lớn mà hãy chia thành nhiều ngụm nhỏ sẽ tốt hơn.

Bạn cũng có thể uống một cốc sinh tố theo công thức sau:

  •  3 cốc nước tinh khiết (hoặc nước dừa)
  • 1/2 cốc nước cam quýt mới vắt (ví dụ: kết hợp cam và chanh)
  • 1 muỗng canh mật ong nguyên chất
  • 1/4 muỗng cà phê muối Himalaya

Với đồ ăn nhẹ, tốt nhất nên ăn sau khi tắm xong. Các nguồn thực phẩm nên bổ sung bao gồm: sữa chua, dưa gang, nước ép cần tây, hạt diêm mạch,…

Massage toàn thân nhẹ nhàng

Bạn hãy kết hợp massage toàn thân nhẹ nhàng bằng tay để hạ nhiệt cơ thể, làm giãn nở các mao mạch và tiểu động mạch. Đồng thời, việc này hỗ trợ lưu thông máu, đào thải độc tố và làm sạch bã nhờn tiết ra từ lỗ chân lông còn sót lại. Tuy nhiên, bạn không cần sử dụng sữa dưỡng thể ngay vì bạn sẽ phải đi tắm sau 30 phút đến 1 tiếng nữa.

Thoa kem dưỡng ẩm da, nghỉ ngơi

Khi tắm, bạn hãy dùng thêm sữa tắm để làm sạch cơ thể và loại bỏ bã nhờn thừa. Tuy nhiên, da sẽ bị khô do tác động của nhiệt độ cao trước đó. Vì vậy, sau khi tắm sạch khoảng 30 phút, bạn hãy thoa kem dưỡng ẩm toàn thân để tránh khô da và massage nhẹ nhàng.

Bạn hãy thoa kem dưỡng ẩm toàn thân sau khi tắm sạch khoảng 30 phút
Bạn hãy thoa kem dưỡng ẩm toàn thân sau khi tắm sạch khoảng 30 phút

Việc dưỡng ẩm cũng có tác dụng cung cấp dưỡng chất, trẻ hóa làn da, giúp tăng cường hiệu quả của quá trình làm sạch tự nhiên từ hơi nước, đảm bảo loại bỏ các chất độc khỏi lớp biểu bì trên cùng của da. Bạn cũng có thể tẩy tế bào chết để loại bỏ các tế bào da khô sau khi xông hơi.

Không tắm sau khi xông hơi

Xông hơi khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi nên sẽ bị nhờn, bết dính khó chịu. Tuy vậy, bạn cũng không được tắm ngay sau khi vừa xông hơi xong, dù là nước ấm hay nước lạnh. Bởi lúc này, lỗ chân lông vừa giãn nở nên việc tắm rửa sẽ khiến lỗ chân lông co lại, giữ nước gây ứ trệ, máu huyết kém lưu thông làm cơ thể dễ cảm lạnh, đau nhức và ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá.

Tuyệt đối không tắm ngay sau khi vừa xông hơi
Tuyệt đối không tắm ngay sau khi vừa xông hơi

Những điều cần tránh trước – trong và sau khi xông hơi

  • Không uống rượu bia: Bạn tuyệt đối không xông hơi sau khi đã uống rượu hoặc sử dụng thuốc an thần, việc này có thể làm cho bạn rơi vào tình trạng mất nước nghiêm trọng, gây chóng mặt và mất ý thức.
  • Không ăn no: Bạn không nên xông hơi ngay khi vừa ăn no, điều đó có thể gây trở ngại cho quá trình tiêu hóa trong dạ dày của bạn.
  • Tháo trang sức kim loại: Trước khi vào phòng xông, bạn hãy tháo tất cả đồ trang sức, đặc biệt là đồ bằng kim loại. Nhiệt độ trong phòng xông có thể làm nóng và gây bỏng da của bạn, đồng thời hóa chất sinh ra từ kim loại có thể ảnh hưởng đến bạn.
Những điều cần tránh trước - trong và sau khi xông hơi
Những điều cần tránh trước – trong và sau khi xông hơi
  • Không xông quá lâu: Xông hơi trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị mất nước và ảnh hưởng đến quá trình lưu thông tuần hoàn cũng như trao đổi chất, vì vậy bạn không ngồi quá lâu trong phòng xông hơi. Thời gian xông hơi lý tưởng là 15 – 20 phút đối với cơ thể và 10 – 15 phút đối với phần mặt.
  • Các bệnh lý: Những người mang thai hay có bệnh tim mạch cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi xông hơi.
  • Tần suất xông hơi: Bạn không nên xông hơi quá nhiều lần, mặc dù xông hơi có thể giúp thải độc, giảm cân và giải cảm. Do đó, nếu có mục đích giảm cân, nên xông hơi 2 – 3 lần mỗi tuần.

Có nên gội đầu sau khi xông hơi?

Từ góc độ của Đông y, việc xem xét liệu có nên gội đầu sau khi xông hơi là một điều rất quan trọng. Điều này liên quan mật thiết đến việc cơ thể phản ứng và thích ứng như thế nào sau khi tiếp xúc với nhiệt độ và hơi nước trong phòng xông hơi.

Có nên gội đầu sau khi xông hơi
Có nên gội đầu sau khi xông hơi

Trong quá trình xông hơi, cơ thể sản xuất mồ hôi để làm mát da và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Điều này kích thích quá trình trao đổi chất và làm sạch cơ thể, cũng như cân bằng nội tiết và tăng cường hệ miễn dịch. Những phản ứng này là tự nhiên của cơ thể để đối phó với tình huống nhiệt độ cao.

Nếu bạn gội đầu hoặc tắm ngay sau khi xông hơi, cơ thể sẽ ngừng các quá trình này và có thể gây tác dụng ngược khiến khí độc có thể xâm nhập vào cơ thể dễ dàng hơn. Do đó, bạn chỉ có thể chờ ít nhất từ 4 đến 6 giờ sau khi xông hơi để gội đầu.

Sau khi xông hơi bao lâu thì tắm?

Sau khi ra khỏi phòng xông hơi, bạn nên đợi ít nhất 30 phút đến 1 tiếng mới được đi tắm. Lúc này, bạn có thể tắm sạch bằng nước ấm hoặc nước lạnh để làm cho lỗ chân lông se khít và giúp làm sạch bề mặt da, loại bỏ cảm giác bết dính và khó chịu do đổ mồ hôi nhiều.

Hy vọng qua bài viết sau khi xông hơi nên làm gì và 7 lưu ý quan trọng của Sawo Việt Nam đã phần nào giúp bạn trang bị thêm kiến thức về phương pháp xông hơi. Từ đó bạn có thể thực hiện quá trình xông hơi tại nhà cho bản thân và gia đình một cách an toàn và hiệu quả.

Nếu bạn có nhu cầu mua máy xông hơi gia đình hoặc lắp đặt phòng xông hơi tại nhà, kinh doanh spa, massage,…đừng ngần ngại liên hệ với Sawo Việt Nam để được tư vấn nhanh nhất nhé.